1/- Chức năng (trích từ Quy định 212-QĐ/TW ngày 10/12/2019 của Ban Bí thư):
Cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác mặt trận; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác mặt trận theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan
2/- Nhiệm vụ (trích từ Quy định 212-QĐ/TW ngày 10/12/2019 của Ban Bí thư):
Tham mưu, giúp việc ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động; kế hoạch công tác của ban thường trực và ủy ban; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện quy chế dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
– Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
– Sơ kết, tổng kết công tác mặt trận và các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.
– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác mặt trận.
– Thực hiện nhiệm vụ khác do ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giao.
3/- Quyền hạn (Trích từ Điều 2 và Điều 3 của Điều lệ MTTQ Việt Nam khóa IX):
3.1. Quyền của thành viên tổ chức
a) Thảo luận, chất vấn, đánh giá, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ trì hiệp thương giữa các thành viên có liên quan, nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhân dân theo sáng kiến của tổ chức mình;
c) Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;
đ) Tham gia các hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
3.2. Trách nhiệm của thành viên tổ chức
a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; các chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan;
b) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;
đ) Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
e) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3.3. Quyền của thành viên cá nhân
a) Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
b) Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
d) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
đ) Được mời dự hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
g) Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3.4. Trách nhiệm của thành viên cá nhân
a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;
b) Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động;
d) Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;
đ) Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
4/- Bộ máy hệ thống cấp tỉnh:
– Cơ quan cấp tỉnh: 17 người (16 đảng viên; 05 nữ; 05 dân tộc)
– Ban Lãnh đạo: 04 người (01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch).
– Các bộ phận trực thuộc Cơ quan: Có 3 Phòng, Ban, gồm:
+ Văn phòng – Tổ chức, gồm: 01 Chánh văn phòng, 01 Phó Chánh văn phòng, 01 Chuyên viên tổng hợp, 01 kế toán và 01 Văn thư – Lưu trữ kiêm Thủ quỹ.
+ Ban Phong trào và Dân tộc – Tôn giáo, gồm: 01 Trưởng Ban, 01 Phó Ban và 02 Chuyên viên.
+ Ban Dân chủ – Pháp luật và Tuyên giáo, gồm: 01 Trưởng Ban, 01 Phó Ban và 02 Chuyên viên.
– Tổng số cán bộ cấp huyện: 41 người (trong đó, 10 nữ; 08 dân tộc).
– Tổng số cán bộ cấp xã: 106 người (trong đó, 27 nữ; 14 dân tộc).
– Tổng số Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm: 756 người.
– Tổng số Thành viên Ban Công tác Mặt trận ấp khóm, khu dân cư 8.820 người
– Tổng số Ủy viên UBMTTQ cấp tỉnh: 70 người (Ban Thường trực 7; chức sắc chức việc 15)
– Tổng số Ủy viên UBMTTQ 9 huyện thị thành: 497 người
– Tổng số Ủy viên UBMTTQ xã phường thị trấn: 4.275 người
=> Tổng số UV UBMTTQ 3 cấp: 4.842 người (938 nữ; 1.039 dân tộc; 633 tôn giáo).
5/- Trong hệ thống mặt trận toàn tỉnh có 239 mô hình (cấp tỉnh 29; cấp huyện, cấp xã và Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm: 210 mô hình).
Các phong trào, mô hình, hoạt động tiêu biểu:
– Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11);
– Mô hình “Khu dân cư gắn với cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”;
– Mô hình “Nuôi bò sinh sản, giảm nghèo bền vững” (TW triển khai)
– Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (đảm bảo khâu bắt buộc: lấy ý kiến hài lòng của người dân)
– Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (là Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh)
6/- Một số thành tích tiêu biểu đã qua:
– Huân Chương lao động hạng III (2005); II (2012).
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Năm 2011, 2016, 2021 (có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp).
– Cờ xuất sắc (năm 2016) và xuất sắc toàn diện (2020) của Ủy ban MTTQ Việt Nam.
7/- Một số mối quan hệ, cơ cấu:
– Hiện tại có 28 Cơ quan cấp tỉnh là thành viên của MTTQ tỉnh.
– Có 16 quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp của UBMTTQ tỉnh ký kết với các Cơ quan cấp tỉnh đang còn hiệu lực thực hiện.
– Có 277 cán bộ mặt trận tham gia đại biểu HĐND 3 cấp (tỉnh 1; huyện 12; xã 264).
– Tổng số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã là đại biểu HĐND cùng cấp: 717 người (trong đó, có 49 chức sắc; 226 nữ).
– Trong tổng số 888 thành viên ban Thanh tra nhân dân toàn tỉnh có 173 cán bộ mặt trận (trong đó, có 31 Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và 142 Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm; 30 nữ; 54 cán bộ dân tộc Khmer).
– Trong số 756 Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm có 639 người là Chi ủy Chi bộ (77 nữ; 171 dân tộc Khmer; 13 người là Bí thư chi bộ; có 40 Trưởng Ban Công tác Mặt trận trúng cử Trưởng Ban nhân dân ấp, khóm nhiệm kỳ 2022-2025.