ảnh minh họa
Phương pháp thực hiện: Mẫu tôm thẻ chân trắng hậu ấu trùng (Pl) giai đoạn 10-15 ngày (nghi nhiễm TPD) được thu từ trại sản xuất giống. Tiến hành cấy phân lập trên môi trường thiosulfate citrate bile salt sucrose (TCBS, Merck) và môi trường CHROMagarTMVibrio (CHROMagar, Pháp), định danh bằng phương pháp nhuộm Gram (Barrow and Feltham, 1993). Các đặc điểm sinh lý và sinh hóa được xác định dựa theo cẩm nang của Cowan and Steels (Barrow and Felthham, 1993) kết hợp với sử dụng kit API 20E (BioMerieux, Pháp). Xác định các gen độc lực bằng phương pháp PCR, chủng vi khuẩn gây cảm nhiễm gồm chủng V. parahaemolyticus Vp36 gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND), chủng V. parahaemolyticus Vp4-24(mật độ 5 x 102 CFU/ml và mật độ 103 CFU/ml) được nuôi tăng sinh trong môi trường TSB+ trong 24 giờ, tôm sử dụng cho thí nghiệm cảm nhiễm là tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) giai đoạn PL12 – PL15, khỏe mạnh, tôm được gây cảm nhiễm bằng cách cho dung dịch vi khuẩn vào bể thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm cho tôm ăn bằng thức ăn viên theo nhu cầu. Các chỉ tiêu môi trường được đo gồm pH, NH3/NH4+, hàm lượng oxy hòa tan (DO) và nhiệt độ. Biểu hiện bệnh lý của tôm và số tôm chết được ghi nhận hàng ngày.
Khi gây cảm nhiễm hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng với chủng Vp36 (mật độ 103 CFU/ml) không ghi nhận tôm có biểu hiện bệnh lý rõ ràng; cảm nhiễm với chủng Vp4-24, sau 12 giờ ghi nhận gan tụy tôm mờ nhạt và ruột giữa rỗng làm cho toàn cơ thể tôm trong suốt, dấu hiệu bệnh lý của tôm cảm nhiễm với chủng Vp4-24 tương tự với dấu hiệu của tôm nhiễm TPD được ghi nhận tại Trung Quốc tôm nhiễm TPD có gan tụy và ruột giữa nhạt đến không màu và tôm nhiễm bệnh giảm khả năng bơi lội và bỏ ăn. TPD gây chết hậu ấu trùng tôm với tỉ lệ chết có thể đến 90% từ 24 – 48 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý. Tôm cảm nhiễm các chủng Vp36 có tỉ lệ chết tích lũy là 6.7%. Tỉ lệ chết tích lũy của tôm cảm nhiễm chủng Vp4-24 là 80.6%, tôm cảm nhiễm có dấu hiệu đặc trưng của bệnh mờ đục sau 12 giờ và chết với tỉ lệ tăng nhanh từ 24-48 giờ sau cảm nhiễm.
Chủng vi khuẩn Vp4-24 phân lập từ hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng thu ở trại sản xuất giống được định danh là Vibrio parahaemolyticus. Chủng này mang gen độc lực VhVp1 và VhVp2 tương tự như chủng V. parahaemolyticus gây TPD/GPD do Liu et al. (2023) công bố. Kết quả gây cảm nhiễm trên hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng khỏe ghi nhận chủng Vp4-24 có khả năng gây bệnh mờ đục khi cảm nhiễm mật độ trong khoảng 103 CFU/ml với dấu hiệu bệnh lý và đặc điểm mô bệnh học giống như tôm thu từ trại sản xuất giống.(Nguồn Đặng Thị Hoàng Oanh, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ).
Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và chia sẽ thông tin về bệnh TPD trên tôm
KS Lê Thị Bích Thảo
Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh