Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc hỗ trợ cùng nông dân phát triển kinh tế. Làm “cầu nối” trong việc kêu gọi các doanh nghiệp trong xây dựng chuỗi liên kết với nông dân về tiêu thụ nông sản; chuyển giao, tập huấn khoa học kỹ thuật…
Quang cảnh hội nghị
Hội nghị sơ kết của Ban chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61 của tỉnh, do đồng chí Kim Rương – UVTV Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Kết luật 61 chủ trì hội nghị; đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Phó Trưởng Ban chỉ đạo Kết luận số 61 của tỉnh. Thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí theo Công văn số 1577-CV/VPTW, ngày 20/8/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư khóa X về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Quyết định 516-QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020”.
Hội Nông dân tỉnh đã cùng một số ngành trong chương trình phối hợp thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg như phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND), hỗ trợ đưa khoa học công nghệ cho nông dân và xây dựng thương hiệu nhãn hiệu nông sản; dạy nghề cho nông dân; tập huấn nâng cao năng lực, quản lý, điều hành các Tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã …
Trong thực hiện nguồn vốn QHTND, những năm qua, Hội Nông dân Trà Vinh đã đẩy mạnh kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn QHTND, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động QHTND nhằm bảo đảm việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả… Trong năm 2022, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cấp cho QHTND 3,6 tỷ đồng, vốn từ nguồn vận động 715,355 triệu đồng; nâng tổng nguồn vốn toàn tỉnh hiện nay 44,132 tỷ đồng (tăng 4,551 tỷ đồng so cuối kỳ 2021). Qua đó, dư nợ cuối kỳ: Nguồn Trung ương ủy thác: 22 dự án, 365 hộ vay, số tiền 9,450 tỷ đồng; Nguồn vốn tỉnh quản lý: 32 dự án, 414 hộ vay, số tiền 12,480 tỷ đồng; Quỹ cấp huyện quản lý: 121 dự án, 888 hộ vay, số tiền 19,285 tỷ đồng; Quỹ cấp huyện đã đầu tư 29 dự án cho 220 hộ vay, số tiền 5,021 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cấp và vận động.
Từ các nguồn vốn do Hội quản lý và đầu tư, đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tập quán canh tác, chăn nuôi của hộ hội viên nông dân, hình thành tổ nhóm vay vốn kết hợp xây dựng Chi, tổ Hội nghề nghiệp để tập hợp xây dựng tổ chức Hội và Hội viên, tổ chức các mô hình liên kết sản xuất, chăn nuôi. Nhận định về vấn đề này, đồng chí Ngô Hene, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: nhiều dự án, mô hình đã tác động tích cực với hội viên và nông dân trong phát triển kinh tế hộ. Điển hình là dự án hỗ trợ cho 07 hộ phát triển du lịch vườn ở cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè). Hay dự án trồng màu công nghệ cao (dưa lưới trong nhà màng) và dự án lúa, tôm trong vùng chuyển đổi đất trồng mía của huyện Trà Cú, các dự án thực hiện có hiệu quả, và được chỉ đạo nhân rộng ở các địa phương.
Tại hội nghị sơ kết Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư khóa X về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, đã đánh giá cao vai trò chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn cho nông dân và hội viên… Trong này, thông qua vai trò của Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã kết nối với doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu, quảng bá nông sản cho nông dân. Đến cuối năm 2022, đã tổ chức 202 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 10.100 lượt hội viên; 13 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trước khi giải ngân vốn QHTND, cho hơn 180 hội viên. Triển khai kế hoạch liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, mở mã số vùng trồng, quảng bá xuất khẩu nông sản của tỉnh giữa các Công ty, doanh nghiệp với Hội Nông dân các huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần.
Ghi nhận qua 02 cuộc hội thảo do Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức cho các hội viên nông dân trong tỉnh học tập, tiếp cận các quy trình kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh (cây ăn trái) và phòng, trị bệnh trên tôm nuôi… được hội viên nông dân ghi nhận rất tích cực.
Hội viên nông dân Nguyễn Văn Ngoan, ấp Tân Qui 1, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè cho biết: hiện nay, tình trạng ổi bị nhiễm bệnh dẫn đến cây chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn cho nhà vườn, trong khi thời điểm này, ổi đang có giá rất cao. Qua tham dự tại hội thảo, nông dân nắm bắt được những nguyên nhân và biện pháp trong khắc phục tình trạng ổi bệnh chết hàng loạt. Bản thân cũng như các hội viên tham gia hội thảo rất phấn khởi.
Hội viên nông dân Lê Văn Tích, ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang là một trong 200 nông dân tham gia hội thảo nuôi tôm công nghệ cao do Hội Nông dân tỉnh và Công ty Bio Blue Việt Nam (tỉnh Trà Vinh) tổ chức tại ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, chia sẻ: Hiện nay phần lớn người nuôi tôm thường mua giống ở các trại giống ngoài tỉnh và đặt niềm tin vào sự uy tín của cơ sở. Tuy nhiên, để người nuôi tôm thành công với việc có được con giống chất lượng cao đòi hỏi phải giám sát được nguồn tôm bố mẹ; quy trình sản xuất, ương tôm post… tại hội thảo, người nuôi tôm thấy và rất tin tưởng, an tâm về chất lượng con giống, độ thuần về môi trường, khoảng cách vận chuyển khi sử dụng nguồn tôm giống tại địa phương. Bản thân cũng nắm bắt được khá nhiều về quy trình con tôm giống thế nào là sạch bệnh, khỏe mạnh cũng như việc ương, sản xuất và thuần tôm bố mẹ… được nghe hướng dẫn về các giải pháp trong xử lý, phòng ngừa một số bệnh ở tôm nuôi khá kỹ, người nuôi cũng học hỏi được khá nhiều kiến thức, kỹ thuật nuôi, chăm sóc tôm…
Đồng chí Lê Bích Chi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Trà Vinh chia sẻ: đây là dịp để những nông dân, hội viên là những người trực tiếp trên mãnh đất, thửa ruộng, vuông tôm được tiếp cận, trao đổi với các nhà khoa học, các diễn giả từ các Viện Cây ăn quả miền Nam; Trường Đại học Cần Thơ; những chuyên gia trong sản xuất, nuôi tôm… nhằm giúp cho từng cá nhân có những thay đổi và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, sự liên kết trong sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất; hạn chế các rủi ro do dịch bệnh, môi trường…
Nông dân các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú… tham quan mô hình sản xuất giống và nuôi tôm công nghệ cao tại Công ty Bio Blue Việt Nam
Một số nhà vườn ở huyện Cầu Kè, Tiểu Cần đặt câu hỏi trao đổi với T.S T.S Trần Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật (Viện Cây ăn quả miền Nam) về một số bệnh trên cây ăn trái tại hội thảo.
Bài, ảnh: THANH HÙNG
Ra mắt câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh, doanh giỏi”
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CẢI TẠO AO NUÔI TÔM GIAI ĐOẠN ĐẦU VỤ
Thu nhập tăng từ mô hình Đề án 01 triệu héc-ta
Hội Nông dân tỉnh: SƠ, TỔNG KẾT MÔ HÌNH CANH TÁC DƯA LEO THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
Hội Nông dân xã Đôn Châu: Mô hình trồng rau má mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân