Đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy (bìa trái) cùng lãnh Huyện ủy Tiểu Cần thăm, tìm hiểu về mô hình vườn dừa hữu cơ của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm).
Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao; cảnh quan, môi trường có nhiều khởi sắc theo hướng sáng – xanh – sạch – đẹp, an ninh, trật tự nông thôn được bảo đảm; sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao được tăng cường, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Hòa thượng Thạch Thảo, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Kè, Sư cả chùa Kành-Đa (xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè) chia sẻ: Nhân dân và phật tử hết sức phấn khởi, hài lòng không chỉ bởi những thay đổi về diện mạo nông thôn, mà còn đổi thay từ trong suy nghĩ, trong hành động và đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Điều kiện hạ tầng giao thông phục đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân; nhất là đời sống kinh tế, tinh thần của người dân ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo đầu tư và phát triển hơn…
Trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, nguồn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển: 399,382 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 269,859 tỷ đồng); Nguồn ngân sách địa phương (vốn đầu tư phát triển 24,494 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 19,596 tỷ đồng); đã thực hiện hỗ trợ đất ở được 34/91 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 951/1.085 hộ; chuyển đổi nghề cho 522/824 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt 418/477 hộ. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số với 181 công trình/177 tỷ đồng; duy tu, bảo dưỡng 97 công trình/8,2 tỷ đồng. Đến nay, đã nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa 130,66/208,89 km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân, đạt 62,54% kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025.
Thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2022 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu: “Chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, năng suất cao, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao dựa trên lợi thế của từng địa phương góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế – xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 03%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân trên 05%/năm”.
Đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh: Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Cuối năm 2023, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 13.789 tỷ đồng, tăng 5,77% so với năm 2022. Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt ước đến cuối năm 2023 đạt khoảng 155 triệu đồng/năm, tăng 2,31 triệu đồng/ha so với năm 2022. Toàn tỉnh có 16.000 cơ sở (tăng khoảng 100 cơ sở so với năm 2022) tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, với khoảng 37.000 lao động, tạo ra giá trị sản lượng 3.350 tỷ đồng (tăng khoảng 50 tỷ so với năm 2022). Tiếp tục duy trì hoạt động 13 làng nghề, với 4.400 hộ tham gia (trong đó có 07 doanh nghiệp, 26 tổ hợp tác, 04 hợp tác xã), các làng nghề duy trì và sản xuất ổn định, tổng doanh thu đạt 770 tỷ đồng, giải quyết khoảng 10.150 lao động (trong đó, lao động thường xuyên 4.450 người, lao động theo thời vụ 5.700 người), thu nhập bình quân từ 3,5 – 04 triệu đồng/người/tháng.
Trong 06 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm (giá so sánh 2010) ước đạt 12.734 tỷ đồng, đạt 39,49% kế hoạch, tăng 3,25% so cùng kỳ; ngành nông nghiệp tỉnh đầu tư triển khai thực hiện 18 tuyến kênh thủy lợi phục vụ sản xuất và xây dựng 34 cống nội đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh (tổng nguồn vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng). Thực hiện chuyển đổi 415,79 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, trồng cỏ và trồng mới vườn cây ăn trái, vườn dừa và nuôi thủy sản… Chương trình OCOP: công nhận 291 sản phẩm OCOP của 197 chủ thể (25 công ty; 06 doanh nghiệp; 30 hợp tác xã; 03 tổ hợp tác và 133 hộ kinh doanh). Trong đó: 03 sản phẩm đạt 5 sao, chiếm tỷ lệ 1,03 %; 07 sản phẩm tiềm năng 5 sao, chiếm tỷ lệ 2,41% (đang chờ Trung ương công nhận); 42 sản phẩm 4 sao, chiếm tỷ lệ 14,4% và 239 sản phẩm đạt 3 sao, chiếm tỷ lệ 82,1%.
Đồng chí Quảng Thanh Tú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh cho biết: thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong 06 tháng năm 2024, các cấp Hội phối hợp tập huấn, phổ biến nâng cao nhận thức về kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị; nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn; đào tạo kỹ năng hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ Hội và hội viên nông dân các cấp…
Hạ tầng giao thông vào khu Chợ trái cây Trà Điêu (xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè) được tỉnh đầu tư hoàn chỉnh.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ