Thực hiện lộ trình chuyển đổi số (CĐS), xây dựng chính quyền điện tử, thời gian qua, tỉnh ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao hiệu quả quản lý trong các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên quá trình tiếp cận với công nghệ mới còn bộc lộ nhiều bất cập cả từ phía người dùng cũng như sản phẩm phần mềm công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) đã triển khai thực hiện nhiều sáng kiến, giải pháp khoa học thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào thực tế đời sống, công việc giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân tiếp cận nhanh với CNTT, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, nhất là đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp.
Người dân ứng dụng quét mã QR trên ứng dụng Zalo tích hợp với phần mềm quản lý khai báo y tế do Sở TT và TT cung cấp. |
Là cơ quan thường trực của UBND tỉnh trong công cuộc CĐS, Sở TT và TT được giao trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng lộ trình CĐS và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai các bước CĐS, xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng CNTT còn hạn chế; kỹ năng thực hành ứng dụng CNTT của cán bộ phụ trách CNTT ở các cơ quan, đơn vị còn yếu; vấn đề đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin còn hạn chế… khiến cho việc CĐS của Sở TT và TT cũng như các cơ quan, đơn vị trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Sở TT và TT đã khuyến khích đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại Trung tâm CNTT và Truyền thông, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên chủ động nghiên cứu tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nêu trên. Trong năm 2021, các cán bộ, công chức Sở TT và TT đã có nhiều giải pháp, sáng kiến và nhiều hệ thống thông tin, phần mềm tiếp tục được vào áp dụng nhằm đơn giản hóa quy trình công nghệ; tiết kiệm chi phí đầu tư và rút ngắn thời gian thực hiện chuyển đổi dữ liệu… phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Nhiều giải pháp công nghệ có giá trị thực tiễn cao như: Ứng dụng phần mềm giám sát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội của tác giả Đinh Quang Thái, Phó Chánh Thanh tra Sở; ứng dụng phần mềm GoogleMaps trong quản lý quy hoạch trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh của tác giả Lê Tuấn Lực, Trưởng Phòng Bưu chính Viễn thông; giải pháp tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trên nền tảng mạng xã hội Zalo của nhóm tác giả Đặng Hải Đường, Phó trưởng Phòng Báo chí tuyên truyền và Bùi Thị Hằng, kỹ sư Trung tâm CNTT và Truyền thông; sáng kiến trả kết quả thủ tục hành chính bằng văn bản điện tử cùng với văn bản giấy đối với các dịch vụ công trực tuyến của tác giả Nguyễn Mạnh Khuyến, Trưởng Phòng CNTT… Giải pháp “Ứng dụng hệ thống theo dõi, giám sát từ xa nhằm phát hiện nguy cơ tấn công mã độc” của tác giả Phạm Văn An, chuyên viên CNTT (Trung tâm CNTT và Truyền thông của Sở) đã giải quyết vấn đề thông tin cho mạng máy tính của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Để thực hiện giải pháp này, tác giả đã tổng hợp phần mềm gồm danh sách địa chỉ Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử và địa chỉ IP tĩnh của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kết nối các địa chỉ trên với hệ thống theo dõi, giám sát từ xa do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cung cấp để theo dõi quan sát từ xa, phát đi tín hiệu cảnh báo khi các địa chỉ gặp sự cố và hướng dẫn cán bộ phụ trách CNTT của từng đơn vị xử lý sự cố. Với giải pháp này đã kịp thời cảnh báo và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát hiện, gỡ bỏ mã độc, giảm thiểu thiệt hại, góp phần ngăn chặn sự lây lan của mạng Botnet (mạng lưới các thiết bị máy tính đã bị chiếm quyền điều khiển được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng), giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng, thất thoát tài sản do mã độc phá hoại, bảo vệ an toàn thông tin. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước yên tâm ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn, đẩy nhanh quá trình CĐS và cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Hay như giải pháp áp dụng hệ thống lưu trữ Storage Aera Networking (SAN) tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Nam Định của nhóm tác giả Trần Tuấn Anh và Trương Thị Hoài Thu, Trung tâm CNTT và Truyền thông đã góp phần nâng cao việc quản lý và khai thác thiết bị lưu trữ tập trung, tăng tốc độ kết nối dữ liệu cao (Gigabit/sec) giữa các thiết bị lưu trữ ngoại vi và cho khả năng lưu trữ mở rộng cao. Ngoài hiệu quả tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị, giải pháp này còn giúp khắc phục vấn đề suy giảm băng thông mạng LAN trên phạm vi toàn tỉnh; tăng cường tính bảo mật dữ liệu; dễ dàng sao lưu và khôi phục dữ liệu, tăng khả năng mở rộng quy mô lưu trữ dữ liệu trong khi nhu cầu lưu trữ dữ liệu dùng chung của toàn tỉnh ngày càng lớn.
Những sáng kiến giải pháp kỹ thuật của cán bộ công chức Sở TT và TT đã hỗ trợ tích cực, tạo thêm động lực giúp các ngành, các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh lộ trình CĐS, ứng dụng CNTT vào mọi mặt của đời sống xã hội; tạo nền tảng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và CĐS theo kế hoạch của UBND tỉnh./.
Bài và ảnh: Nguyễn Hương
Trà Vinh nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả - 31/03/2022 |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp - 30/03/2022 |
Địa Phương: Thành phố Trà Vinh
Tác giả: Tỉnh đoàn
Lĩnh vực: Chuyển đổi số, Đô thị thông minh
Kinh phí: 1,000,000,000
Hiệu quả: Ứng dụng Zalo tích hợp với phần mềm quản lý khai báo y tế do Sở TT và TT cung cấp. Ứng dụng QR trên Zalo