Sáng ngày 12/9/2022, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, (giai đoạn 2017-2022), có 300 đại biểu đại diện cho nông dân giỏi cả nước về dự Hội nghị, đoàn Trà Vinh do Đổng chí Ngô Hene, phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh làm Trưởng đoàn cùng 04 đại biểu đại diện cho nông dân giỏi của tỉnh tham dự, sau đây là tóm tắt kết quả hoạt động và những đóng góp xây dựng nông thôn của các đại biểu:
Ông Đỗ Văn Út, sinh năm 1952, ấp Đon, xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Mô hình sản xuất: Kỹ thuật xay xát lúa gạo, dịch vụ sản xuất kinh doanh; lợi nhuận thu nhập bình quân là 2 tỷ đồng/năm; Thu nhập bình quân/người/tháng là 44 triệu đồng.
Bản thân tự nghiên cứu chế tạo Máy bốc vỏ lúa Ru lô cao su 3000, mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình kinh doanh xây xát rỏ rệt. Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Trà Vinh năm 2015 được trao giải thưởng hạng Nhất sáng tạo kỹ thuật và Năm 2019 đạt giải khuyến khích “chế tạo máy ép thức ăn F35”.
Bản thân tạo việc làm thường xuyên cho 24 lao động thu nhập là 6 triệu đồng người/tháng; trong 5 năm qua giúp đỡ được 07 hộ nghèo thoát nghèo bền vững và 10 hộ cận nghèo khó khăn về vốn, vật tư, cây – con giống quy ra tiền trên 240 triệu đồng; hàng tháng hỗ trợ gạo cho 04 hộ nghèo số tiền trên 2 triệu đồng/tháng; hỗ trợ tiền cho người già neo đơn 5 xuất trị giá 5 triệu đồng. Cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi với 5 xuất trị giá trên 2,5 triệu đồng/năm. Đóng góp các phong trào xây dựng cổng an ninh ở địa phương đóng góp 5 bộ camera an ninh tổng giá trị trên 20 triệu đồng. Được Trung ương Hội Nông dân Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen.
Dương Văn Tạo, sinh năm 1954 ấp Chòm Chuối, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Mô hình sản xuất: Làm ruộng, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi tổng hợp; lợi nhuận hàng năm sau khi trừ chi phí 1,9 tỷ; thu nhập bình quân/người/tháng: 80 triệu đồng.
Hàng năm hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho 26 lao động theo thời vụ, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động ở địa phương, tạo việc làm ổn định cho 26 lao động thu nhập trung bình 01 lao động 6,5 triệu đ/người/tháng; cho 30 hộ nghèo, cận nghèo mượn 1 ha đất để trồng cỏ chăn nuôi bò; giúp đở những hộ gia đình không mai mắn còn khó khăn xây dựng nhà ở với phương châm “an cư thì mới lập nghiệp” “là lánh đùm lá rách”, cách làm “xây dựng nhà trả chậm không tính lãi”, đến nay tôi đã hỗ trợ cất mới nhà ở cho 25 hộ không tính lãi số tiền ước tính đến nay đã trên 1 tỷ đồng; đóng góp đường đanl giao thông nông thôn thiết thực chào mừng Đại hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018-2023 với số tiền 21 triệu đồng và hỗ trợ nhiều công trình phúc lợi khác trên địa bàn xã, ủng hộ dịch Covid 19; đóng góp quỹ Hỗ trợ nông dân 35 triệu đồng. Được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngô Văn Đệ, sinh năm 1977 ấp Cái Đôi, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Mô hình sản xuất: Nuôi thủy sản, dịch vụ kinh doanh thức ăn thủy sản;lợi nhuận thu nhập bình quân là 8,4 tỷ đồng; thu nhập bình quân/người/tháng là 350 triệu đồng.
Đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi công nghệ cao, nuôi với mật độ cao và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ số làm ra sản phẫm sạch, với hệ thống hoàn toàn tự động quản lý tốt môi trường, không ô nhiễm môi trường và tổn hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là khu nuôi 20 ao công nghệ, tạo việc làm cho 40 lao động với mức thu nhập 7 triệu/tháng; trong 05 năm gia đình giúp đỡ thoát nghèo bền vững được 12 hộ hội viên và nông dân; hỗ trợ thức ăn chăn nuôi trả chậm cho hơn 258 hộ nuôi; đóng góp số tiền 15 triệu đồng vào Quỹ HTND; hàng tháng hỗ trợ 06 em học sinh gia đình khó khăn được đến trường, với tổng số tiền là 3 triệu đồng; hằng năm góp cho hội khuyến học 50 xuất học bỗng trị giá 15 triệu đồng cho con em vượt khó học giỏi; góp hơn 50 triệu đồng để cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chung tay phòng, chống dịch Covid-19
Trần Văn Thống, sinh năm 1967 ấp Châu Hưng, xã Châu điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Mô hình sản xuất: Trồng lúa, trồng cây ăn trái, chăn nuôi heo, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc và xăng dầu; lợi nhuận thu được hàng năm: 1,95 triệu đồng; thu nhập bình quân/người/tháng 54 triệu đồng.
Chuyển đổi 02 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cam, nhờ áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến năng xuất đạt khá cao, tiếp tục xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo với quy mô 30 con nái và 250 con heo thịt và kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc và xăng dầu. Đã tạo việc làm thường xuyên cho 16 hộ, tạo việc làm thời vụ là 22 lao động, đầu tư bò cái sinh sản đầu tư cho 22 con cho các hộ chăn nuôi tạo việc làm ổn định, có thêm thu nhập; kết hợp với các cơ quan, công ty, doanh nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật hàng năm cho trên 250 người tham gia. Tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới vận động xây dựng mới và nâng cấp các cây cầu đóng góp hỗ trợ khoảng 460 triệu đồng; hỗ trợ 5.500 cuốn tập và vận động hỗ trợ 12 chiếc xe đạp cho các trẻ nhỏ; hỗ trợ 2,5 tấn rau, củ, quả do đại dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh tổng số tiền hỗ trợ khoảng 215 triệu đồng; hỗ trợ 3,2 tấn gạo và 350 phần quà cho 550 hộ gia đình bị F0 điều trị tại nhà trên địa bàn huyện Cầu Kè./.
Trần Nhã – Ban Phong trào
Ra mắt câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh, doanh giỏi”
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CẢI TẠO AO NUÔI TÔM GIAI ĐOẠN ĐẦU VỤ
Thu nhập tăng từ mô hình Đề án 01 triệu héc-ta
Hội Nông dân tỉnh: SƠ, TỔNG KẾT MÔ HÌNH CANH TÁC DƯA LEO THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
Hội Nông dân xã Đôn Châu: Mô hình trồng rau má mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân