Vườn táo của hội viên Huỳnh Minh Cảnh thành viên THT trồng táo ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, TXDH
Bà con nông dân nơi đây chia sẻ khi tham gia Tổ hợp tác gặp những thuận lợi như bà con được trao đổi kinh nghiệm sản xuất từ khâu trồng và khâu chăm sóc, nhất là lúc cây cho trái, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, các thành viên trong tổ là những hộ chung ngành nghề, chung sở thích nên khi tham gia tổ hợp tác sẽ tăng thêm kinh nghiệm, tăng nguồn vốn, tăng sản phẩm có chất lượng, giá thành bán được lãi cao hơn. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp thường xuyên phối hợp với các công ty, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, từ đó chất lượng sản phẩm được nâng cao, giảm chi phí đầu vào, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của người nông dân.
Một số mô hình Tổ hợp tác đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Tổ hợp tác trồng màu theo hướng an toàn ấp Nhà Mát, ấp Cồn Trứng với 35 thành viên, tổng doanh thu trong hàng năm gần 900 triệu đồng, thực lãi sau khi đã trừ chi phí 20 triệu/hộ.
Từ những hiệu quả thiết thực mà các Tổ hợp tác mang lại, ngày càng thu hút được nhiều nông dân mong muốn tham gia. Các Tổ hợp tác đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong kinh tế tập thể, không sản xuất manh mún, nhỏ lẻ để cùng nhau phát triển.
Vì vậy, trong thời gian tới, Hội tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nâng cao nhận thức trong sản xuất cũng như hiệu quả của Tổ hợp tác; tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp, chính quyền địa phương làm tốt công tác dịch vụ để hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho các sản phẩm của nông dân; hướng tới đề nghị tăng cường hơn nữa phối hợp với Ngân hàng chính sách – xã hội; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân góp phần thúc đẩy Tổ hợp tác phát huy các loại hình dịch vụ mà nông dân đang quan tâm như vật tư phân bón, máy nông nghiệp, cây, con giống,… để tạo điều kiện cho các Tổ hợp tác duy trì và phát triển./.
Thượng Thị Hoa – PCT HND xã Trường Long Hòa