nông dân đồng loạt thu hoạch mía, nên phải chờ lượt ép đường tại Công ty Mía đường Trà Vinh.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng giá trị, hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích đất, những năm qua diện tích trồng mía của nông dân huyện Trà Cú đối với những vùng “trắc trở”, nhỏ lẻ, chi phí cao trong sản xuất… đã được nông dân quy hoạch chuyển sang nuôi thủy sản, trồng các loại cây trồng khác. Do vậy, niên vụ mía năm 2023-2024, nông dân huyện Trà Cú xuống giống hơn 1.200ha, năng suất bình quân 106,1 tấn/ha, ước sản lượng 129.470 tấn, đạt 101,69%, tăng gần 14.000 tấn so với niên vụ mía cùng kỳ.
Theo đồng chí Huỳnh Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh, qua theo dõi, niên vụ mía này, Công ty Mía đường Trà Vinh thu mua mía nguyên liệu nếu đạt 10 chữ đường tại ruộng với giá 1.280 đồng/kg, cao hơn 30 đồng/kg so với vụ trước. Đối với các hộ trồng mía ngay từ đầu vụ có ký kết hợp đồng với Công ty, Công ty còn hỗ trợ thêm 50 đồng/kg sau khi hoàn thành hợp đồng. Đây là mức giá Công ty mua mía nguyên liệu cao nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy, với năng suất hiện tại, nông dân đạt lợi nhuận bình quân từ 50 – 70 triệu đồng/ha/vụ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay; phần lớn diện tích mía của nông dân trong huyện đã thu hoạch trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; hiện nông dân đang thực hiện các khâu lưu vụ, để chăm sóc cho vụ tiếp theo.
Đồng chí Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, tuy niên vụ mía năm 2023-2024, là năm thứ 03 nông dân trong huyện có lợi nhuận khá, nhưng Nghị quyết của Huyện Đảng bộ không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích. Nguyên nhân chính là do nhiều niên vụ mía sản xuất trước đây, nông dân liên tục gặp thua lổ do giá mía thiếu ổn định; Nghị quyết của Huyện ủy Trà Cú chủ trương chỉ duy trì khoảng 1.200ha trồng mía, nhưng tập trung chuyển giao khoa học – kỹ thuật, nâng cao chất lượng mía nguyên liệu để nông dân đạt lợi nhuận cao nhất có thể.
Ông Trần Văn Đậm, là hội viên trồng mía ngụ xã Lưu Nghiệp Anh cho biết: nhờ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, nên diện tích mía của gia đình ông (0,5ha), đạt năng suất gần 131 tấn/ha, cao hơn những niên vụ trước gần 1,6 tấn/ha, với 0,5ha, ông thu hoạch xong, lợi nhuận gần 40 triệu đồng; gia đình phấn khởi, sẽ giữ vững diện tích và tập trung chăm sóc để đạt chữ đường cao nhất…
Thời “hoàn kim” của cây mía trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Trà Cú nói riêng cũng như ở một số vùng phụ cận: Tiểu Cần, Cầu Ngang… có hơn 4.500 hộ dân có diện tích mía, với tổng diện tích hơn 4.000ha. Tuy nhiên, nhiều vụ sản xuất bị thua lỗ nặng khiến vùng mía nguyên liệu thu hẹp hàng năm. Số diện tích mía hiện hữu của niên vụ 2023-2024 khoảng 1.200ha. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy, Công ty Mía đường Trà Vinh đã, đang triển khai các chính sách đầu tư và bao tiêu sản phẩm tại ruộng cho niên vụ mía 2024-2025 như: hỗ trợ không hoàn lại, đầu tư có thu hồi; chính sách thu mua, vận chuyển mía; hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cho địa phương…
Từ thực tế này, theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, có khả năng do lợi nhuận cao, nên niên mía 2024-2025, hộ trồng mía sẽ tăng và diện tích cũng tăng theo; do một số nông dân khôi phục, cải tạo số diện tích bỏ hoang, ước có thể tăng thêm từ 400-450ha.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN